LỜI CHA DẠY DÂN CÚNG LỄ THEO LUẬT DÂN TỘC NƯỚC NAM

LỜI CHA DẠY DÂN CÚNG LỄ

THEO LUẬT DÂN TỘC NƯỚC NAM

(Ngày 24 tháng 01 năm 2001)

1. Ngày 30 tết

Ngày ba mươi tết tại gia

Gia đình thiết lập tại gia lễ trình

Gọi ngày cuối năm gia đình

Hương trà, quả thực, kính trình lên ban

Lễ nghi thiết lập lên bàn

Ban thờ Tổ quốc hân hoan tại nhà

Ban thờ Gia tiên tại gia

Gọi là kính lễ tại nhà cuối năm.

2. Đêm giao thừa

Đêm giao thừa xin kính lời

Chúc mừng Tổ quốc đời đời dài lâu

Kính mời Trời, Đất muôn màu

Tổ Tông nước Việt chứng câu tại nhà

Gia đình kính lễ hương hoa

Thành tâm bái thỉnh tại nhà cầu mong

Giao thừa, phúc, lộc, thọ tăng

Mạnh khoẻ, đoàn kết, cầu tăng lộc, tài

Làm ăn công tác an bài

Bốn mùa tốt đẹp, dẻo dai ơn Trời

Ơn Tổ Tông, Đất Nước đời

Ơn Gia Tiên Tổ, độ người, của an

Chúc cả nhà mạnh khoẻ sang

Sang năm mới được vẹn toàn, tốt tươi

Cầu xin lộc của, lộc người

Gia đình con, cháu, chắt… người bình an

Năm mới bắt đầu bước sang

Gọi ngày mùng một vẻ vang tốt lành

Gọi ba ngày tết thanh danh

Trời dành dân tộc an lành dài lâu

Ngày tết dân tộc sở cầu

Trời cho ta được ước câu tốt lành

Hương Trời khói toả mây xanh

Bánh chưng ngày tết, hoa cành đào Tiên

Ngày tết dân tộc cổ truyền

Gọi tết Nguyên Đán do Thiên tạo thành

Mùng một khởi đầu rõ rành

Mùng ba hết tết rõ rành ba hôm

Tại nhà kính lễ Thiên Vương

Lễ Gia Tiên Tổ, đèn hương kính thành

Lễ ban Thổ Công rõ rành

Chỉ lễ trong nhà thành kính hai ban.

3. Lễ ngày rằm, mùng một

Ngày rằm, mùng một lo toan

Đèn hương phụng sự, lo toan tại nhà

Lễ nghi chay, mặn, tâm quà

Tuỳ lòng gia chủ tại gia kính thành

Nếu làm lễ cúng cơm canh

Cúng xong ăn được lòng thành tại gia

Nhớ không vàng mã chi qua

Không tiền âm phủ, chỉ quà thật dâng.

4. Ngày rằm tháng giêng

Ngày rằm tháng Giêng kính chung

Gọi ngày lễ cúng, gọi cùng Thượng Nguyên

Tức là ngày lễ gọi riêng

Lễ Trời, lễ Đất, đầu niên cầu Trời

Tấu đối tới khắp mọi nơi

Tại gia cầu được cho đời trần gian

Gọi là lễ Thượng Nguyên sang

Cầu an, giải hạn nhờ sang Thánh, Thần

Cầu Trời độ phúc, độ phần

Mưa hoà, gió thuận, cho dân ơn nhờ.

5. Ngày cúng Thanh minh

Cúng Thanh minh, Luật Thiên Cơ

Gọi ngày tảo mộ xưa, giờ, đến nay

Thanh minh trong tháng ba này

Cúng theo ngày lịch có ngày Thanh minh

Dân ta không biết luật trình

Luật của Thiên Đình nước Việt Nam ta

Không phải cúng ngày mùng ba

Cúng theo trong lịch ngày là Thanh minh.

6. Sự tích mùng 5 tháng 5

Mùng năm, tháng năm, dân mình

Ngày cúng Thầy thuốc hiển linh giúp đời

Ngày mà Từ Thức về Trời

Ngày ấy người đời gọi thuốc Tiên sa

Thuốc Nam, thuốc lá cây ra

Giờ Dần có phép Tiên sa giúp đời

Gọi là thuốc có phép Trời

Hái lá thuốc sớm có thời phép Tiên

Có nhiều phép kỳ lạ riêng

Tục truyền để lại lưu truyền đến nay

Tuệ Tĩnh – Ông có phép này

Do Hồn Từ Thức gửi ngày xưa kia

Ông đã được hồn phân chia

Cho Ông tài giỏi, sớm khuya vì đời

Dân ta mãi biết ơn Người

Ơn Hồn Trời gửi xuống đời cho dân

Ngày mùng năm cúng người Thần

Cúng người thầy thuốc có phần công lao

Hay là cúng cơm mới vào

Tạ ơn công đức Trời trao thuốc Thần

Thuốc để hộ Quốc, hộ dân

Thuốc cứu cho trần trên khắp thế gian.

7. Ngày rằm tháng bảy

Ngày rằm tháng bảy cúng sang

Cúng cầu ân xá tội mang vong nhà

Xá tội cho trần tại gia

Giảm án cho những người là bị giam

Nếu nói về Luật Thiên ban

Ngày rằm tháng bảy Luật ban của Trời

Cho ta cúng lễ ơn Người

Có công vì nước, vì đời, vì dân

Có công vì nghĩa công thần

Có tích, có ích, có phần công cao

Có lòng vì nghĩa đồng bào

Cho ta lịch sử Trời trao phúc phần

Đó là phúc đẳng Trời phân

Trời ban phúc phần cho nước, dân ta

Ngày rằm tháng bảy lo ra

Ngày cúng Tông Tổ, Ông Bà, Gia tiên

Là ngày Hội vong âm riêng

Không phải ngày xá tội riêng cho trần

Không phải xá tội âm phần

Ai nói xá tội vong trần là sai

Ai cầu siêu là phí hoài

Không cầu siêu được, nói sai phí tiền

Thầy mo nói láo liên thiên

Để dân đi cúng phí tiền xưa nay

Thầy mo, thầy pháp đặt bày

Lên chùa cúng Phật, xưa nay phí tiền

Phật nào xá tội vong miền ?

Không Phật nào xá tội nên vong trần

Ngày rằm tháng bảy có phần

Trời ban ngày trần, con cháu cúng cơm

Ngày hội vong âm dưới dương

Con, cháu, chắt, chút… Gia tiên lễ cầu

Tại gia, tín chủ nhất màu

Cầu Gia Tiên Tổ độ đầu cháu con

Phúc, tài, lộc, thọ, vuông tròn

Mới là con cháu lời son kính thành

Muốn được tốt lá tươi cành

Tâm thảo lòng thành kính lễ Tổ Tiên

Không phải vàng mã âm tiền

Chỉ có lễ mặn, chay, nên cúng Thần

Cúng Gia Tiên Tổ của trần

Tại nhà cúng được không cần nhờ ai

Nhờ thầy không có phép tài

Cúng sai phí của, công ai đi nhờ

Không phải nộp mã bấy giờ

Những người mới mất không chờ mã chi

Đừng đốt mã vàng phí đi

Tiền vàng tiêu được sao đi rắc đường ?

Hãy nghe lời của Thiên Vương

Mã vàng rác rưởi tai ương phí tiền.

8. Ngày lễ Tất niên

Hai ba tháng chạp dưới miền

Gọi là ngày lễ Tất niên dưới đời

Lễ Thổ Công, lễ tạ Trời

Tạ Quan Thần Đất của đời nước, dân

Tạ Quan Đất ở của trần

Hai ba tháng chạp lễ Thần tại gia

Lễ Quan Thổ Công tại nhà

Cầu Quan chứng độ tại gia lễ trình

Lễ chay, lễ mặn tuỳ mình

Viết sớ lấy trình, hay sớ thầy Thiên

Không vàng, tiền, mũ, cá lên

Không thả cá sống, không kiêng kỵ gì

Không phải phóng sinh thứ chi

Toàn trò lừa bịp phí đi không cần

Đây lời Thánh giáng dạy dân

Việc mê tín, trần phải bỏ, không nghe.

9. Luật Trời về người chết

Luật Trời, Đất thật khắt khe

Người dân hãy nhớ, hãy nghe Luật Trời

Nhà ai có người qua đời

Dù già, dù trẻ, dù người gái, trai

Nếu đi được giờ an bài

An thân người mất, an bài hồn âm

An cả gia đình trần chung

Không phải lo nghĩ chi cùng cầu kêu

Giờ không an, phải lo điều

Giờ chạm, trùng, sẽ có điều khổ oan

Giờ lành không phải lo toan

Chỉ lo giờ độc khổ oan đến người

Nhà có vong xưa tội đời

Ngày nay con, cháu, chắt… người chịu lây

Mới phải trùng tang khổ đày

Mới phải nghiệp chướng dắt dây khổ phiền

Không Phật nào giải được liền

Chỉ có Thánh Nước cứu nên hồn trần

Thánh, Thần nước Việt cứu dân

Cứu cho hồn trần tù ngục dưới sâu

Không phải ai cũng bắc cầu

Chỉ một nơi có phép màu cứu vong (Đền Hòa Bình).

10. Người vừa qua đời

Người mà khi mới mất xong

Hồn xiêu phách lạc xuất trong thân người

Nếu là bình thường dưới đời

Hồn chỉ lơ lửng ở thời cành cây

Cách một, hai, ba, cây nay

Cây là cây số, cách nay thân hồn

Nếu bị tai nạn bất thường

Hồn bị sợ hãi, lo lường tránh xa

Khi người đưa xác về nhà

Phải biết đường gọi được là hồn vong

Nếu không hồn xác cách vòng

Thầy mo cúng chẳng biết vong thế nào

Thầy mo không phép nghe vào

Chỉ biết cúng sách đọc vào là xong

Liệm xong, xác không nhập vong

Coi như xác nhập, hồn vong bên ngoài

Hồn, xác đã bị tách hai

Không liền phần xác khổ hoài hồn vong.

11. Nhập mộ

Người mất nhập mộ ba vòng

Nhập hồn, nhập xác, nhập vong xuống mồ

Không thể thiếu một bấy giờ

Ba việc nhập mồ, phải nhập đủ ba.

12. Phục hồn ba ngày

Phục hồn ba ngày lo ra

Kể từ ngày mất đếm ra ba ngày

Ba ngày hồn ở mộ nay

Hay ở đâu đó, hồn nay chưa về

Gọi là phục hồn về quê

Phục hồn về mộ, hồn về cúng cơm

Từ đó hồn được luôn luôn

Đi về phần mộ, về luôn gia đình

Một ngày ba buổi vong linh

Đi về nhà mình, còn ở mộ vong

Hàng ngày cúng cơm vong xong

Là vong phải ở mộ vong giữ mồ

Hồn, xác phải liền bấy giờ

Trong ngày bốn chín từng giờ không xa

Một ngày chỉ về được ba

Gọi là ba tiếng rời xa mộ phần

Ban đêm hồn, xác bên thân

Phải giữ mộ phần, đi phải xin Quan.

13. Cúng cơm gọi hồn

Cúng cơm gọi hồn rõ ràng:

“Ba hồn bảy vía” (nam) “ba hồn chín vía” (Nữ)

Vong nam, nữ, họ tên gì ?

                     Mời về tại nhà một khi

Mời vong về hưởng lễ nghi

Lòng thành, con, cháu cúng gì mời vong.

14. Cầu cúng cho vong

Hàng tuần nếu cúng cầu vong

Cầu hồn siêu thoát, an vong gia đình

Cúng ngày bốn chín vong linh

Gọi ngày thất thất vong mình cầu siêu

Thất là bảy, bảy tuần đầu

Không cần tuần một, cầu siêu bảy tuần

Cho vong an đẹp hồn trần

Cầu cho vong trần siêu thoát thân an

Không phải mắc mớ, gian nan

Về phần siêu thoát hồn mang tội gì

Tội nhẹ, cầu được siêu đi

Tội nặng, Quan có sổ ghi tội hồn

Không siêu thoát được khổ dồn

Không ai cầu được cho hồn siêu tan.

15. Cấm cầu siêu hồn liệt sĩ

Riêng hồn liệt sĩ vẻ vang

Cấm không ai được cầu sang việc này

Liệt sĩ có công xưa, nay

Liệt sĩ không có tội nay phải cầu

Ai có tội, sổ ghi đầu

Cầu cũng không được, trần cầu làm chi ?

Sổ Trời, sổ Thánh, đã ghi

Riêng hồn liệt sĩ trường kỳ có công

Ai mà cúng bái lung tung

Cầu siêu hồn liệt sĩ Ông, sĩ Bà

Là người ấy phạm Luật Toà

Toà Tâm Linh cấm chỉ ra việc này

Trần gian mắt thịt không hay

Không được phép hỗn, cầu nay cho hồn

Hồn liệt sĩ được trường tồn

Không có tội, hồn không có tội chi

Hồn liệt sĩ được trường kỳ

Dân, nước, thờ phụng uy nghi kính hồn

Cầu hồn liệt sĩ trường tồn

Độ dân, giúp nước, độ hồn Gia tiên

Độ cho đất nước bình yên

Dân giàu, nước mạnh, đẹp yên đời đời

Muôn năm nhớ mãi công người

Liệt sĩ sáng ngời, muôn thuở cho dân

Dân nước Nam mãi đền ân

Đời đời đáp nghĩa thờ phần đền ơn.

16. Cúng cất mâm bách nhật

Cúng cất mâm trăm ngày người mất

Gọi là ngày con cháu tạ ơn

Người mất trẻ cũng được cúng cơm

Đó là Luật luân thường đạo lý

Một Luật này, dân phải nhớ kỹ

Luật đền ơn báo đáp sinh thành

Người có công sinh dưỡng đã dành

Người mất trẻ cũng thành thiện đạo.

Người gia đình tâm thành hiếu thảo

Cúng đủ trăm ngày, lễ cúng cơm

Nếu trẻ thơ, cúng sữa trần dương

Người già yếu đường đường cúng cháo.

Khi sống sao, cúng vậy dâng hồn

Đây là Luật Thiên Vương dạy dồn

Cho dân ta biết đường cúng lễ

Cho dân ta biết đường cúng tế.

17. Ngày giỗ đầu

Ngày giỗ đầu trần đâu biết được

Người mất đi, được một điều ân:

Gọi là một năm ngày trần

Ngày mất được giỗ cúng phần mặn, chay

 

Cúng cơm canh, cỗ đủ đầy

Gia đình báo hiếu vong nay người hồn

Trẻ già cũng được tỏ tường

Coi như ngày giỗ luân thường dài lâu

Đừng ai quan niệm giỗ đầu

Báo ân người đã khổ sầu ra đi

Đây là Luật Thiên âm ghi:

Người mất phải được ngày ghi cúng hồn

Ngày mất là ngày trường tồn

Con, cháu, chắt… hồn phải nhớ cúng vong

Không cúng hồn thấy đau lòng

Đời hồn phải được cúng vong đời đời

Xưa, nay dưới thế mọi nơi

Chỉ được năm đời, bỏ giỗ hàng năm

Cúng dồn, cúng Tổ gồm chung

Ít nhà cúng được dài chung mười đời

Các ngày giỗ hết mọi người

Những ai đã mất được thời cúng cơm.

18. Lời Thánh dạy

Bài này Thánh dạy trần dương

Hãy nghe Luật Đạo Thiên Vương nước nhà

Hãy làm điều báo hiếu ra

Báo hiếu Tổ nghiệp, Ông Bà, Gia tiên

Hãy xây nhà Tổ thiêng liêng

Từ đường dòng họ quê hương gia đình

Hàng năm có một chương trình

Ngoài ngày giỗ Tổ, gia đình hãy lo

Một ngày đại giỗ lớn to

Cúng rằm tháng bảy chăm lo báo đền

Ngày hội vong âm dưới miền

Tập trung con cháu lo nên việc này

Những người vong mất giỗ nay

Sẽ được ngày này dòng họ cúng cơm

Không phải lo đi hành hương

Không lễ chùa, đền, lễ ở tại gia

Lễ ở trong dòng họ nhà

Đấy mới là lễ đúng ra Luật Thần.

19. Giỗ hết tang

Ngày giỗ hết tang vong trần

Đó là phải đủ tang phần ba năm

Ngày giỗ hết tang gia chung

Anh em, con cháu phải cùng lo toan

Đúng ngày giỗ mới được làm

Cơm canh lễ Tổ, lễ tang tại nhà

Cúng xong hoá khăn, áo ra

Khăn, áo tang, đã hết là ba năm

Bát hương giải mát xuống sông

Hồn vong sẽ được cùng chung họ nhà

Từ đây con cháu gần xa

Mời vong ngày giỗ dù là ở đâu

Gia đình sở nguyện ý cầu

Còn ba năm đầu phải giỗ chính tang

Vong đâu, giỗ đấy rõ ràng

Hết ba năm được lo toan tuỳ trần.

20. Sang cát cho vong

Sang cát cho vong phải cần

Ban đêm mới được an phần cho vong

Ba năm, bốn năm tuỳ trong

Quan tài nếu sạch xác vong mới làm

Già, trẻ có luật rõ ràng

Già lót vải đỏ, trẻ sang trắng trần

Thủ tục có Luật Âm phần

Không phải tự trần tuỳ ý là xong.

21. Không sang cát

Việc không sang cát cho vong

Đào sâu chôn chặt cũng xong cho hồn

Chỉ khổ cho vong trường tồn

Vong sau sập ván khổ đường hồn vong

Đời vong muốn được an lòng

Muốn rằng con, cháu lo xong xây mồ

Xây mồ vong muốn cậy nhờ

Mồ sâu, mộ chắc, đợi chờ cháu con

Xây kín, xây hở, vuông, tròn

Tuỳ lòng trần thế, cháu, con, gia đình

Mộ vong linh muốn an bình

Xây từ đáy mộ thực tình mộ an

Để lỗ thông thoáng, dọc, ngang

Bên trên phần tiểu là an cốt hồn

Dưới có thông thuỷ lo lường

Cạnh hai thành mộ thông thương tốt lành

Trên có nắp đậy kín thành

Càng được yên lành, càng tốt an vong.

22. Người hoả thiêu

Người hoả thiêu rất đau lòng

Vì cốt nóng bỏng khổ vong khổ hồn

Nếu ai thiêu hãy nhớ dồn

Ba ngày lại tắm cho hồn mát vong

Cúng cơm có nước an lòng

Chậu nước khăn để cho vong mát hồn

Gia đình khỏi lo khổ dồn

Vong được mát, hồn khỏi trách trần gian.

23. Nhớ lo toan

Gia đình phải nhớ lo toan

Hàng năm xin tạ mộ an cho hồn

Cầu cho vong được trường tồn

Cầu Quan độ hồn mát mẻ an khang

Vong hồn cốt ở suối vàng

Đời đời vong được bình an yên lành.

24. Phúc, lộc, gia đình

Gia đình muốn được tươi xanh

Con cháu học hành muốn được giỏi, ngoan

Trước là phải có phúc sang

Phúc từ lộc Tổ họ hàng tại gia

Phúc đến con, cháu, đề đa

Hiền tài, phúc, thọ, an gia tốt lành

Đời xưa để lại phúc dành

Đời này con, cháu, chắt, dành sướng vui

Đời xưa ăn mặn để lùi

Đời này con, cháu, chắt… xui khổ phiền

Muốn được phúc, lộc, thọ, yên

Sống đời phải biết tu nên cho mình

Tu tâm, tu đạo đức vinh

Thật thà, hiếu thảo, tâm mình lo toan

Chấp hành chính sách nước Nam

Làm theo điều luật nước Nam ban trần

Sống theo Đảng, Bác vì dân

Trung hiếu với nước, không phần trái sai

Chấp hành Lệnh, Luật, Thiên Đài

Chấp hành Lệnh Thánh dạy bài sách Thiên

Chí công, vô tư dưới miền

Cần, kiệm, liêm, chính, theo Tiên – Bác Hồ

Sống theo đất nước cơ đồ

Thác theo Tông Tổ bây giờ nước Nam

Sống theo Đảng, Bác, Việt Nam

Thác theo Tiên Tổ, họ hàng tại gia

Sống dạy con cháu trong nhà

Hiếu thảo, thật thà, đừng phạm luật chi

Sống phạm tội, chết phải ghi

Hồn phải tù ngục âm ty khổ hồn.

25. Đường Đạo mới

Kiếp nhân quả đời trường tồn

Không như kinh ngoại lo lường là sai

Kinh ngoại dạy tu phí hoài

Dạy tu sai Đạo Thiên Đài nước Nam

Chỉ đúng phần ba việc sang

Hai phần vứt bỏ tu sang được gì ?

Đời này dân phải quy y

Theo đường đạo mới tu trì cho dân

Tu cho ích nước, lợi trần

Tu cho con, cháu, muôn phần tốt tươi

Tu cho tốt đạo đẹp đời

Bài trừ mê tín lừa đời, mị dân./.

Kính viết theo lời Hồn Thánh Cha đọc tại Đền Hoà Bình

Trưởng đoàn: Phạm Thị Xuyến

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *