NHỮNG NGÀY LỄ TRONG NĂM CỦA DÂN TRÊN TOÀN ĐẤT NƯỚC

NHỮNG NGÀY LỄ TRONG NĂM

CỦA DÂN TRÊN TOÀN ĐẤT NƯỚC

 

  1. Tục truyền của các địa phương lễ hội theo bản sắc dân tộc, ở đâu lễ đấy theo tập tục địa phương.
  2. Lễ phải theo luật, lệnh của Nhà nước Việt Nam, phải theo luật, lệnh của Thánh Nước Nam quy định; dân không nên mê tín dị đoan, làm các việc không đúng với luật Thánh ban cho dân đi lễ.

– Việc cúng lễ đốt vàng, tiền mã dâng Phật, Thánh, Thần, vong Gia tiên, Thánh không dùng, vì những thứ đó là đồ vứt đi, dân cúng lễ là sai phạm với luật Thánh.

– Thế kỷ 21 đã có lệnh Thánh báo cho dân dừng tất cả từ năm 2001 trở đi, mãi mãi không ai dùng mã, ai cố tình dùng là sai phạm luật Thần đất nước Việt Nam.

  1. Dân ta đi lễ các đền di tích từ địa phương đến các đền lớn hãy chấp hành cho đúng, là thể hiện lòng kính Phật Thánh, Thần.

– Lễ đồ lễ thật, lễ mặn hay lễ chay;

– Lễ tiền thật, dâng công đức bỏ két là góp phần xây dựng di tích lịch sử vững bền.

  1. Theo lệnh của Thánh nước Việt Nam, từ năm 2001 trở đi và mãi mãi, Thánh không giáng đồng cho bất cứ người dân nào bắc ghế hầu Thánh, Thần, hầu bàn loan tại đền hay tại điện. Ai cố tình hầu là sai phạm với luật của Tổ Nước nhà, trần hầu là đồng thuộc hầu từ thế kỷ 20 hoặc là trên đầu có bóng gọi hầu, gọi trình đồng mở phủ, tiến căn; thầy mo hoặc đồng bói gọi, vì họ không phải là đồng thầy có bóng Thánh, họ chỉ có bóng tà, cho nên họ đã gọi sai, không đúng.
  2. Thế kỷ 21 trở đi không phải đội lệnh tôn nhang, trình đồng, mở phủ, thờ điện tại gia, trình quà, tráng bóng, hầu bóng là hầu bàn loan tứ phủ; các việc trên Thánh đã cho dừng từ năm 2001 trở đi là hết hẳn.
  3. Ai có điện thờ tại gia từ Ông Cha để lại, hãy tự giải điện, bát hương đi, không phải lo sợ tý gì, để điện thờ là hồn tà nó sẽ đến nó hưởng lễ, vì điện không có Phật, Thánh, Thần.
  4. Chỉ thờ 1 ban các Quan Thổ Công ở trong nhà là đúng luật, không phải thờ cây hương ngoài sân, thờ cây hương là sai.
  5. Trong Gia tiên chỉ thờ 1 ban 1 bát các Quan phía tay trái, trần đi vào là thờ Thổ Công.

– Thờ 1 ban 1 bát hương, thờ bên tay phải là ban thờ Gia tiên thấp hơn 0,30m hoặc 30 phân.

* Việc cúng lễ từng ngày trong năm:

  1. Đêm giao thừa lúc sang canh của ngày mùng 1 tết âm lịch là lễ đón giao thừa, tùy tâm lễ chay bánh kẹo, hoa quả, bánh trưng, gà, xôi, thịt tùy ý gia đình. Có sớ viết để lễ, hoặc khấn nôm tùy tâm; tuyệt đối không ai được đốt pháo vì Nhà nước có lệnh cấm đốt pháo.
  2. Gia đình, đoàn thể cúng 3 ngày tết âm lịch, mỗi ngày cúng 1 bữa trưa hoặc sáng tùy trần, lễ chay, mặn tùy tâm.
  3. Cúng từ ngày mùng 1, ngày mùng 2, ngày mùng 3, gọi là 3 ngày tết.

– Đêm giao thừa ai có lễ đón hay không là tùy tâm, nhà ai cũng có ban thờ đón lễ tết, gọi là tết Nguyên đán, tết cổ truyền của Dân tộc Việt Nam.

– Lễ 30 tết gọi là lễ mời các cụ bữa cuối năm để kính cáo với Tổ và mời Tổ Tiên, Gia tiên về hiến hưởng 3 ngày tết.

– Ngày mùng 3 là ngày lễ tạ Tổ Tiên 3 ngày tết và tiễn các cụ vong âm qua 3 ngày tết.

  1. Lễ rằm tháng Giêng gọi là lễ Thượng nguyên, là lễ đầu năm, lễ trình Thiên giới, trình Âm giới, trình các Quan, trình Gia tiên, lễ chay, lễ mặn tùy tâm. (Không phải là: lễ cả năm không bằng lễ rằm tháng giêng, ai nói thế là sai, không đúng).
  2. Lễ Thanh minh là ngày ghi ở quyển lịch treo tường, tiết thanh minh ngày nào là dân tạ lễ ngày ấy. Theo luật cổ truyền là ngày đi tảo mộ cho vong âm và cúng các Quan Thần Linh xứ mộ, xin độ cho vong Gia tiên được an lành phần mộ, mát mẻ phần hồn nơi chín suối. Khi lễ tùy tâm ở nhà hoặc ra mộ cúng ở ban Thần Linh; không phải cúng tiền vàng mã, các Quan không dùng, phí tiền của.
  3. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là ngày cúng cơm mới, hay cúng ngày thầy thuốc Việt Nam, tùy tâm người dân không đưa vào quy luật.
  4. Ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày hội của các vong âm, ngày này Thánh dạy dân hãy lo một ngày lễ trọng đại trong dòng họ của mình, góp tiền cúng vong như ngày góp tiền giỗ Tổ họ để cúng vong âm của toàn họ nhà mình; ngày hội vui mừng của vong hoan hỷ, được chứng tấm lòng của các con, cháu, chắt, chít, kính thành, cầu trên độ siêu thoát cho vong ai sống có tội lỗi; cầu Tổ Tiên phù độ cho con, cháu, chắt, chút, chít, muôn đời, gặp mặt nhau để nói lời tri ân, tri kỷ và mời các vong hồn mất mộ, vong hồn không có người cúng giỗ khổ vong. Ngày lễ này là dòng họ tập trung cúng lễ Tổ tiên và tất cả các vong trong dòng họ, mọi người góp lễ có bao nhiêu cỗ mặn, cỗ chay, đem dâng cúng hết; cúng tại nhà Tổ họ đời đời.

– Nếu dòng họ nào chưa xây được nhà Tổ hãy thiết lập tại nhà trưởng họ để cúng tế mời vong.

  1. Đừng ai mời thầy mo cúng sai là cầu siêu cho vong hết tội lỗi tù đầy ở ngục do nghiệp chướng; đốt nhiều vàng mã và mã nộp cho người nhà mới mất là sai, phí của.
  2. Không phải lên chùa cầu siêu giải tội cho vong và giải tội cho trần không được tý gì; không có Phật nào giải được tội cho trần, cho vong, đã có tội lỗi nặng.
  3. Không có Phật ở chùa nào giải được tội lỗi cho người trần đang phải tù tội ở các nhà giam, vì có tội lớn, nhỏ mình đã gây ra.
  4. Người trần có tội phải cải tạo tốt cho mình, chỉ có pháp luật Nhà nước là nơi cứu, cải tạo cho các tù nhân trở lại con người biết tội lỗi để sửa, về với đời thường, gia đình và người phạm nhân phải biết ơn chính sách cải tạo của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam.
  5. Cấm mọi người không ai được phép cầu siêu cho hồn liệt sĩ, vì liệt sĩ chỉ có công to lớn, không ai có tội, người cầu siêu cho liệt sĩ là hỗn láo trong việc làm, không biết luật Thiên, Âm của đất nước ban hành về luật đạo.
  6. Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ tất niên tại gia đình, ngày lễ tạ ông Công, ông Táo về Trời, để tấu Trời về công, về tội, trong một năm của gia đình dưới đời; gia đình sắm lễ chay, lễ mặn tùy tâm, viết lấy sớ dâng lên kính lễ kể về công hay tội của nhà mình và tự sám hối với Thần, xin sửa chữa, không phải mua cá, vàng, tiền mã cúng phí tiền, không phải mua cá chép sống cúng phóng sinh đều sai, không đúng.
  7. Ngày 30 tết thường cúng vào buổi trưa, gia đình, con cháu đã về nghỉ tết đông vui làm bữa cơm cúng tạ cuối năm là mời các cụ hiến hưởng để kính cáo mời các vong về hưởng lễ 3 ngày tết cổ truyền của Dân tộc.
  8. Ngoài ra còn có tục lệ cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng tại Gia tiên là đúng, vì đó là luật từ cổ truyền, con cháu thắp hương tưởng nhớ đến Tông Tổ, Ông Bà và người đã quá cố, để cho tình ruột thịt thêm đầm ấm, gần gũi giữa người sống và người đã mất, nếu không có lễ gì ta chỉ cần pha ấm nước chè là đã được ấm lòng, không cần thuốc lá, trầu cau có cũng được, không cũng được, người chết nghiện trầu khi chết có vong họ cũng đòi trầu cau bằng được mới thôi. Bằng chứng có thật cách đây 30 năm tôi đã chứng kiến năm 1985 khi tôi đang học phép Đạo Thánh.
  9. Vào những ngày cúng giỗ của Gia tiên, những người vong đã quá cố dù già hay trẻ, dù nam hay nữ, nhà có người mất đi bằng thể xác, hồn họ vẫn còn muôn đời không bao giờ hết. Người chết xong được cúng giỗ đời đời, cúng đúng ngày mất là tốt nhất, hoặc được cúng trước trong 3 ngày, không được cúng sau, cúng ở nơi quê thờ hồn chính khi vong mới mất 3 năm.

Sau 3 năm con cháu được mời đi nơi nào cúng cũng được gần hoặc xa mồ.

  1. Người mất đi có con, cháu, chắt, chút, chít cúng giỗ được từ 5 đời đến 10 đời là vong hồn được sướng vui, không khổ; có nhiều vong không có con cháu, chắt dài đời để cúng giỗ cho vong là vong rất khổ.

Đạo Tâm Linh Đặc Biệt này của nước Việt Nam đã dạy dân ta trong sách số 2, mỗi dòng họ nên xây một nhà thờ Tổ họ đời đời, để muôn đời con cháu cúng lễ giỗ Tổ Ông, Tổ Bà, trong ngày giỗ ấy dòng họ được phép mời Tổ Tông, Ông Bà trước, sau mời đến các Tổ chi, Tổ ngành của Dòng họ nội tộc rồi mời đến các Ông, Bà của ngoại tộc là Ông Bà đã sinh ra các nàng dâu là thông gia của họ nội tộc cùng được về hiến hưởng.

Mời tất cả các vong âm của dòng họ từ xưa tới nay được về hiến hưởng lễ của ngày giỗ Tổ họ nhà mình.

Dòng họ có các hồn vong linh nào không còn con cháu cúng giỗ là cũng được hưởng chung ngày lễ giỗ Tổ và ngày lễ rằm tháng 7, ngày hội của các vong âm là đời hồn no đủ sướng vui. Trong dòng họ người trần sẽ được an đẹp, thuận hòa, sung túc, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Điều này người sống phải làm bằng được, để làm gương cho con cháu mãi noi theo.

  1. Đây là luật của Thiên, Âm dạy dân ta phải gìn giữ bản sắc Dân tộc và thuần phong mỹ tục từ cổ truyền xưa xa Ông Cha ta để lại, cũng là những việc làm lối mới của Tâm Linh thế kỷ 21, của Thiên Đình giáng dạy cho dân để biết luật Thiên tu đời, tu đạo.
  2. Người dân sống có ăn chay, ăn mặn bình thường, khi chết đi còn hồn cũng được cúng lễ hưởng các thứ chay, mặn, trừ thứ gì hôi, tanh không cúng.

Dân đừng ai nghe những đạo tà nhố nhăng, họ dạy không cúng thứ gì là hỗn láo; hoặc chỉ cúng chay hoa quả, không là hồn giặc tà nó hại dân ta, nó hại hồn vong âm của nước ta, để nhằm phá hại việc báo hiếu tri ân với Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, anh em, con cháu.

Nếu ai theo đạo tà là thất hiếu với Tổ Tông, dòng họ, gia đình.

  1. Hồn người khi thác đi về với Tổ Tông đất nước, về với Tổ Tông dòng họ của mình, hồn chỉ được ở âm phủ, được đi chơi đến nhà anh em, con cháu và được đi tham quan du lịch các nơi, hồn còn sống mãi đời đời không hết.
  2. Hồn người dân không ai được lên Thiên Đàng, tức là không hồn ai được thăng Thiên như đĩa ghi lời dạy của đồng tà.
  3. Chỉ có hồn Thánh, Thần mới được về Thiên làm việc Thánh cho dân, cho nước.

Còn hồn người dân về với cõi âm, đời đời không phải làm việc gì, cho nên một năm cúng một ngày giỗ là hết khổ, ấm no, an lành, vui vẻ. Ngoài ra cúng mùng một, ngày rằm là báo hiếu tri ân.

  1. Việc tang lễ cho người quá cố, ai mất đi cũng là một đời người, dù già hay thọ tuổi cao, đó là phúc thọ. Còn người thọ tí hay mất trẻ nhỏ, sơ sinh cũng gọi là một đời người quá cố, đừng coi nhẹ là sai.
  2. Việc cúng giỗ vẫn được như nhau.

Việc tang theo luật Thiên Đình là 3 năm tang cho người quá cố, ngày giỗ hết tang là đủ 3 năm.

  1. Đừng ai để tang 2 năm, hoặc 27 tháng là sai, không đúng; như thế là thất lỗi với Tổ Tông, Gia tiên nhà mình.
  2. Luật tang gia về Đạo Trời Nước Việt Nam – Đạo Tâm Linh Đặc Biệt đã ghi rõ ở quyển số 5 dành cho tổ quy đạo, cho các dòng họ và các gia tiên, dành cho toàn dân, không phân biệt dân tộc, đẳng cấp, tôn giáo nào, nhà ai thực hiện cũng được.
  3. Việc tang gia, Thánh có lệnh nghiêm cấm dân không ai được rắc tiền, vàng mã và tiền thật đi đường và bỏ xuống dưới mộ, nhà ai làm sai, sẽ bị các Quan ghi tội.
  4. Việc cưới hỏi không phải rắc tiền đi đường, qua cầu, việc làm đó là mê tín, là sai phạm.
  5. Đám cưới, đám tang, dân hãy bỏ thuốc lá, không phải dùng, theo Nhà nước yêu cầu dân ta hãy bỏ thuốc lá là bảo đảm sức khỏe cho dân, là điều thiết thực nhất./.

 

Kính viết theo lời Thánh đọc tại Đền Hòa Bình, ngày 19/4/2014.

Trưởng đoàn: Phạm Thị Xuyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *